Du lịch Đà Nẵng, ngoài tham quan những danh lam thắng cảnh đẹp như Bà Nà Hills, biển Mỹ Khê quyến rũ hay bán đảo Sơn Trà đa dạng và phong phú. Thì theo D2tour, quý khách cũng không nên bỏ qua những điểm đến có giá trị lịch sử như: Phố Cổ Hội An hay những điểm lưu giữ những nét văn hóa của người xưa. Hôm nay D2tour muốn giới thiệt với quý khách một điểm đến nằm ngay trong trung tâm thành của thành phố. Lại được rất nhiều khách du lịch ghé thăm mà tìm hiểu, đặc biệt với khách du lịch nước ngoài lại càng vô cùng hứng thú.
Quý khách có thể gọi đến D2tour Mạng đặt tour du lịch Đà Nẵng theo số 0941.297.079 để được tư vấn cụ thể hơn về đặt tour du lịch miền Trung!!
Bảng Tàng Văn Hóa Chăm Pa nằm ngay tại ngã tư, nơi giao nhau của hai còn đường lớn nhất nhì Đà Nẵng đó là Trưng Nữ Vương và đường 2/9. Có thể nói đến thời điểm hiện tại, thì đây là bảo tàng lưu giữ những cổ vật Chăm quy mô nhất của cả nước ta. Thoạt nhìn vẻ bề ngoài, nơi này không cao to đồ sộ như nhiều bảo tàng khác, nhưng lại toát lên vẻ đẹp cổ kính. Khởi công xây dựng vào năm 1915 dưới sự giúp đỡ của một nhà bác học người Pháp. Đến năm 1919 bảo tàng Chăm được hoàn thành và mở cửa vào tham quan.
Đi từ bên ngoài nhìn vào, khách du lịch có thể nghĩ rằng nơi này khá nhỏ nhưng khi bước vào phía trong bảo tàng này thì hoàn toàn ngược lại. Một không gian trưng bày rộng rãi, lại được chia thành nhiều khu và phòng nhỏ khác nhau như: Đồng Dương, Tháp Mâm, Mỹ Sơn…. Hay các cổ vật của các vùng lân cận như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam…. Trong tour du lịch Đà Nẵng trọn gói, quý khách nên sắp xếp thời gian của mình phù hợp nhất để có thể thăm quan bảo tàng này.
Đọc thêm chùm tour Đà Nẵng miền Trung tốt: https://d2tourmientrung.com/tour-da-nang
Tính đến thời điểm hiện nay, bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng lưu giữ tới hơn 2000 cổ vật của nền văn hóa Chăm xưa. Trong đó khoảng 500 cổ vật được đem ra trưng bày và số còn lại được lưu giữ và cất trong kho. Trong số 2000 cổ vật thì có đến 3 món cổ vật là bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Chăm đó là: Đài thờ Trà Kiệu, Tượng Bồ Tát Tara và Đài thờ Mỹ Sơn E1.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 là một trong những hiện vật tiêu biểu của kiến trúc đài thờ trong khu di tích Mỹ Sơn. Mỹ Sơn E1, có phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa với những yếu tố tiếp thu ngoại lai. Đây đài thờ Chăm duy nhất ở nước ta được tìm thấy, và trên đó có miêu tả nhiều nhân vật và hay cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng của thiên thiên nhiên hoặc động vật. Vì thế, là một căn cứ để nghiên cứu sâu sắc hơn về đời sống tâm linh và đời sống xã hội của người Chăm cổ đại. Khá đặc biệt hơn là có những hình nói về quan hệ giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực thể hiện qua nội dung và phong cách nghệ thuật.
Hình ảnh của những vị nữ thần và vú của phụ nữ cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm Cổ. Bởi vì nền văn hóa Chăm tôn thờ thần Mẹ xứ sở. Lúc đầu, khi mới tiếp thu tôn giáo từ Ấn Độ thì thần Mẹ xứ sở được kết hợp với thần Bhagavati và vợ thần Shiva. Nhưng về sau thần Mẹ xứ sở được tôn vinh lên hàng tối cao với tên gọi khác là Uroja. Chữ Uroja trong tiếng Phạn có nghĩa là “vú phụ nữ”, người Chăm dùng để chỉ khái niệm người mẹ. Ngoài hình ảnh của người phụ nữ, các hình ảnh khác như vị thần mang hình hài của động vật, hay vị thần gắn với các nhân tố tự nhiên như nước, đất, lá và lửa… cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm cổ xưa.
Những bức tượng điêu khắc hầu hết được làm từ đá sa cát có những hoa văn vô cùng độc đáo lại hết sức tinh xảo. Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Chăm vào thời bấy giờ. Ngoài ra các chất liệu khác đó là đất nung và đồng cũng được sử dụng rộng rãi để làm. Không những vậy, văn hóa Chăm cổ cũng chịu ảnh hưởng bởi Phật Giáo của Ấn Độ. Bức tượng Bồ Tát Taza được làm bằng đồng là một minh chứng rõ ràng cho vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm: tour miền Trung trọn gói