Đây là một bài viết về Mắm thứ món ăn, gia vị dân dã của người Huế níu chân biết bao nhiêu du khách khi tới đây. Độ nổi tiếng của mắn tôm chua Huế cũng không thua kém những người anh em khác như mắm Nam Ô hay mắm Phú Quốc. Mắm tôm chua Huế trở thành cái tên quen thuộc trên các diễn đàn du lịch hay các blog du lịch. Bởi cái hương vị chua chua có chút cay nồng, tinh tế của sự hòa hợp các nguyên liệu với một tỉ lệ hoàn hảo, đậm chất Huế.
Quý khách có thể gọi đến D2tour – Mạng đặt tour du lịch Đà Nẵng uy tín theo số 0941.297.079 để được tư vấn cụ thể hơn về tour miền Trung ngay nhé!!
DU LỊCH ĐÀ NẴNG HUẾ MỘT LOẠI MẮM RA ĐỜI TỪ CUNG ĐÌNH
Mảnh đất Huế không phải là nơi duy nhất có món mắm tôm chua, nhưng mỗi lần nhắc đến tôm chua người ta lại nghĩ ngay đến Huế. Và cứ tưởng rằng Huế là cái nơi sản sinh ra loại mắm đặc sản nổi tiếng này này. Thế nhưng không phải vậy, mắm tôm chua lại được làm ra từ mảnh đất Gò Công - mảnh đất của những người đẹp và những bà hoàng nổi tiếng của triều Nguyễn. Trong số đó có bà Từ Dụ - mẹ của vua Tự Đức.
Cứ thế, theo bước chân của bà Từ Dụ mắm tôm chua trở thành vật phẩm tiến vua và trở thành món ăn cung đình đặc biệt. Dần mãi về sau, món mắm này được phổ biến rộng rãi trong dân gian, và mùi vị của mắm cũng dần được cải biến trở nên cay nồng phù hợp với khẩu vị hơn.
DU LỊCH ĐÀ NẴNG HUẾ MẮM TÔM CHUA TINH TẾ TỪ CÁCH CHẾ BIẾN
Là món ăn để dâng lên cho vua chúa lúc bấy giờ, bởi thế mắm tôm chua cần có sự cầu kỳ tỉ mỉ nhất định. Ngay từ khâu đầu tên là chọn nguyên liệu để tạo ra một món ăn hoàn hảo. Theo kinh nghiệm của nhiều người dân Huế, dùng những loại tôm thường có màu vỏ đậm như tôm đất hoặc tôm rằn để làm mắm sẽ cho màu đỏ đẹp. Còn tôm bạc có màu vỏ nhạt chỉ cho màu hồng nhạt không mấy bắt mắt. Tuy nhiên Tôm rằn khi chín cho màu đỏ đẹp nhất, mắm thơm và ngon nhưng do vỏ dai nên lại không được chuộng bằng tôm đất. Tôm lớn ăn không ngon bằng tôm nhỏ bởi tôm nhỏ vỏ mềm, khi làm mắm sẽ mau thấm nên khá chua… Quan trọng nhất là tôm dùng để làm mắm phải còn tươi sống.
Có thể bạn quan tâm: http://d2tourmientrung.com/tour-du-lich-hue-da-nang
Tôm sau khi mua về tùy theo kích thước mà cắt bỏ cả phần đầu hoặc bỏ râu và gai, rồi rút bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm. Ngâm tôm trong nước muối hoặc phèn chua chừng 5 đến 7 phút để rửa sạch và khử mùi tanh. Nhiều người đầu bếp kỹ tính còn tráng lại bằng rượu và ngâm tiếp trong rượu trắng cho đến khi con tôm ửng đỏ, rượu bay hết mùi. Rượu không chỉ có tác dụng khử tanh mà còn giúp tôm mau chín, tăng mùi thơm của mắm sau này.
Sau đó, tôm được trộn chung với hỗn hợp gồm cơm hoặc cơm nếp, măng vòi, tỏi xắt lát mỏng, củ riềng thái chỉ, ớt trái xắt, muối, một ít ớt bột Huế theo tỷ lệ vừa phải. Xếp vào thẩu thủy tinh, hũ men, vại sành rồi cài chặt bằng vài thanh tre để tôm chín đều.
Đem thẩu tôm phơi nắng chừng 3 ngày, tiếp đến để vào nơi thoáng mát chừng 4 - 5 ngày nữa, khi thấy hủ tôm hóa màu đỏ au và có mùi thơm là mắm đã chín tới. Cũng chính bởi sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong chế biến, mắm tôm chua không còn là một món ăn đơn thuần mà đã trở thành một phần trong cuộc sống Huế. Mắm tôm được dùng trong mâm cơm hàng ngày, trở thành một thứ gia vị không thể thiếu trong bữa ăn người Huế thường nhật.
Xem thêm: Đặt tour Đà Nẵng Huế tháng 5 nên lưu ý những điều gì